Cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng và lưu ý an toàn khi sử dụng
Trong môi trường y tế, phòng thí nghiệm việc đảm bảo vô trùng cho dụng cụ, vật tư là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn và kết quả chính xác. Nồi hấp tiệt trùng đã trở thành thiết bị không thể thiếu. Vì thế bài viết này, Văn Minh sẽ hướng dẫn cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng để bạn có thể ứng dụng thiết bị một cách hiệu quả nhất.
1. Khái niệm nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị sử dụng nhiệt độ cao của hơi nước bão hòa dưới áp suất để tiêu diệt hoặc loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, nấm, virus và bào tử. Quá trình này hoạt động dựa trên nguyên lý biến tính protein, phá vỡ cấu trúc tế bào của vi sinh vật, dẫn đến sự tiêu diệt hoàn toàn. Nhờ hiệu quả tiệt trùng triệt để, nồi hấp được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, phòng thí nghiệm và công nghiệp để đảm bảo an toàn và vô trùng cho dụng cụ, vật tư, môi trường.
Nồi hấp tiệt trùng
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động nồi hấp tiệt trùng
2.1 Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng
Buồng hấp: Là nơi diễn ra quá trình tiệt trùng. Được làm từ thép không gỉ, buồng hấp chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình hoạt động.
Nắp nồi: Nắp nồi được thiết kế khớp kín với buồng hấp, ngăn chặn hơi nước thoát ra ngoài trong quá trình tiệt trùng, đảm bảo duy trì áp suất và nhiệt độ ổn định bên trong buồng.
Hệ thống tạo hơi nước: Hệ thống này bao gồm van cấp nước, thanh gia nhiệt và bộ điều khiển áp suất, có nhiệm vụ tạo ra hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao, yếu tố quyết định hiệu quả tiệt trùng.
Hệ thống điều khiển: Gồm các đồng hồ đo áp suất, nhiệt kế, van xả khí và van an toàn, hệ thống này cho phép người dùng kiểm soát các thông số hoạt động của nồi hấp một cách chính xác và an toàn.
Tùy thuộc vào model và chức năng, nồi hấp có thể có thiết kế nằm ngang hoặc đứng, tuy nhiên các bộ phận chính nêu trên luôn hiện diện và đóng vai trò quan trọng.
Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng
2.2 Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng hoạt động dựa trên việc sử dụng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao để tiêu diệt vi sinh vật. Quá trình này diễn ra theo các bước sau:
Loại bỏ không khí: Trước khi tiệt trùng, không khí bên trong buồng hấp cần được loại bỏ hoàn toàn để hơi nước tiếp xúc trực tiếp với vật dụng, tăng hiệu quả tiệt trùng. Việc loại bỏ không khí có thể được thực hiện bằng cách chuyển dịch trọng lực, xung hơi nước hoặc sử dụng bơm chân không.
Tạo hơi nước bão hòa: Nồi hấp đun sôi nước và tạo ra hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao (thường là 121°C - 134°C, tương đương 1.1 - 2.3 bar).
Tiệt trùng: Hơi nước bão hòa tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút, tiêu diệt vi sinh vật bằng cách phá hủy protein và cấu trúc tế bào.
Giảm áp suất và làm khô: Sau khi tiệt trùng, nồi hấp tự động giảm áp suất và sấy khô dụng cụ bằng phương pháp sấy chân không hoặc sấy bằng khí nóng.
3. Cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiệt trùng, hãy tuân thủ các bước sau:
3.1 Chuẩn bị
Đổ 3 lít nước RO vào nồi hấp.
Đặt vật dụng cần tiệt trùng vào giỏ lưới, sau đó đặt ngay ngắn vào bên trong buồng hấp.
3.2 Cài đặt chương trình tiệt trùng
Đóng chặt nắp nồi và lựa chọn chương trình tiệt trùng phù hợp với loại vật dụng, số lượng và kích thước.
Điều chỉnh nhiệt độ và áp suất tiệt trùng theo khuyến nghị.
Cài đặt thời gian tiệt trùng cần thiết.
Lựa chọn thời gian sấy phù hợp sau khi kết thúc quá trình tiệt trùng.
3.3 Vận hành nồi hấp
Khởi động: Nhấn nút "Start" để bắt đầu quá trình tiệt trùng.
Mở van nhiệt: Khi thiết bị bắt đầu gia nhiệt, hãy mở van nhiệt.
Theo dõi quá trình: Khi đạt đến nhiệt độ cài đặt, bắt đầu tính thời gian tiệt trùng.
Sấy khô: Sau khi hoàn tất quá trình tiệt trùng, nồi hấp sẽ tự động chuyển sang chế độ sấy.
3.4 Kết thúc
Khi quá trình sấy kết thúc, nồi hấp sẽ phát tín hiệu âm thanh báo hiệu và đèn "Complete" sẽ sáng lên. Nếu đèn không sáng, hãy tắt và bật lại công tắc "On/Off". Nhấn nút "Emergency" để xả toàn bộ áp suất còn lại bên trong nồi. Chỉ mở nắp nồi và lấy vật dụng ra khi đồng hồ áp suất đã về mức 0.
4. Lưu ý khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu trong quá trình vận hành, người dùng cần đặc biệt lưu ý những điểm sau khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng. Trước mỗi lần sử dụng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận của nồi hấp như gioăng cao su, van xả, đồng hồ đo áp suất... để đảm bảo chúng hoạt động tốt, không có dấu hiệu hư hỏng.
Cần chú ý đổ lượng nước, thiếu nước có thể gây cháy thiết bị, trong khi thừa nước có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiệt trùng. Khi xếp vật dụng trong buồng hấp, không nên xếp quá chật để hơi nước có thể lưu thông dễ dàng, đảm bảo quá trình tiệt trùng diễn ra hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt thời gian và nhiệt độ tiệt trùng được khuyến nghị cho từng loại vật dụng là vô cùng quan trọng. Đặc biệt lưu ý, chỉ mở nắp nồi khi áp suất bên trong đã được xả hoàn toàn và đồng hồ áp suất đã về 0.
Hy vọng rằng, bài viết của Văn Minh đã mang đến cái nhìn tổng quan và những thông tin hữu ích về nồi hấp tiệt trùng, giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị quan trọng này và vận hành một cách an toàn, hiệu quả.
CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Trụ sở chính: Số 55 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm - Hà Nội
Liên hệ: (+84) 243 9271027 - 9271028 – 9272364
Fax: 043. 8284434
Email: sales-hn@vanminh.com.vn
Website: https://vanminh.com.vn/
Văn Minh chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách.
MỜI QUÝ KHÁCH XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY: