5 sai lầm phổ biến khi đo độ pH của nước
Việc xác định chính xác độ pH của nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ xử lý nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản đến kiểm soát chất lượng trong sản xuất công nghiệp. Độ pH của nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng, hay chất lượng sản phẩm đầu ra... Tuy nhiên, có những sai lầm cơ bản trong quá trình đo độ pH, dẫn đến kết quả thiếu chính xác, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động tiếp theo. Trong bài viết này, Văn Minh sẽ cùng bạn tìm hiểu 5 sai lầm phổ biến khi đo độ pH của nước nhé!
1. Độ pH là gì?
Độ pH là thước đo độ axit hoặc bazơ của một dung dịch. Thang đo pH dao động từ 0 đến 14, trong đó:
Độ pH từ 0 đến 6.9 cho biết dung dịch có tính axit.
Độ pH bằng 7 cho biết dung dịch trung tính.
Độ pH từ 7.1 đến 14 cho biết dung dịch có tính kiềm (hay còn gọi là bazơ).
Việc đo độ pH của nước giúp chúng ta xác định được tính chất của nước, từ đó có những biện pháp xử lý hoặc ứng dụng phù hợp. Ví dụ, nước có độ pH thấp (tính axit cao) có thể gây ăn mòn đường ống, thiết bị, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngược lại, nước có độ pH cao (tính kiềm cao) có thể gây đóng cặn, giảm hiệu quả của chất tẩy rửa,…
Độ pH
2. Các phương pháp đo độ pH phổ biến
Hiện nay, có nhiều phương pháp đo độ pH của nước được ứng dụng rộng rãi, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, yêu cầu về độ chính xác, điều kiện môi trường...
Dưới đây là một số phương pháp đo độ pH phổ biến:
Sử dụng giấy quỳ tím
Nguyên lý: Giấy quỳ tím được tẩm dung dịch chỉ thị pH, sẽ đổi màu khi tiếp xúc với dung dịch có tính axit hay bazơ.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, chi phí thấp.
Hạn chế: Độ chính xác không cao, chỉ cho biết được khoảng pH, khó phân biệt các mức pH gần nhau.
Sử dụng chất chỉ thị màu
Nguyên lý: Phương pháp này sử dụng các chất chỉ thị pH, là những hợp chất hóa học có màu sắc thay đổi theo độ pH của dung dịch. Mỗi chất chỉ thị có một khoảng pH chuyển màu riêng, cho phép xác định độ pH trong khoảng nhất định.
Ưu điểm: Thực hiện đơn giản, dễ quan sát, phù hợp để xác định nhanh khoảng pH của dung dịch.
Hạn chế: Độ chính xác không cao, dễ có sai số do nồng độ, nhiệt độ
Sử dụng thiết bị đo độ pH
Nguyên lý: Thiết bị đo pH hoạt động dựa trên sự trao đổi ion từ dung dịch mẫu sang dung dịch bên trong (đệm pH 7) của điện cực thủy tinh thông qua màng thủy tinh.
Ưu điểm: Dễ sử dụng, tiện lợi, cho kết quả nhanh chóng, độ chính xác cao.
Hạn chế: Chi phí cao hơn các phương pháp cơ bản.
Sử dụng giấy quỳ tím để đo độ pH
3. 5 sai lầm phổ biến khi đo độ pH của nước
Một số sai lầm phổ biến khi đo độ pH của nước mà bạn cần lưu ý:
Không hiệu chuẩn thiết bị đo
Đây là sai lầm phổ biến nhất, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị đo điện tử như bút đo pH hoặc máy đo pH để bàn. Theo thời gian, điện cực của thiết bị đo có thể những bụi bẩn, dung dịch còn sót lại, dẫn đến sai số trong quá trình đo. Việc hiệu chuẩn định kỳ (theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc tùy thuộc vào tần suất sử dụng) sẽ giúp đảm bảo thiết bị đo hoạt động chính xác.
Lấy mẫu nước không đúng cách
Mẫu nước sử dụng để đo pH cần phải đại diện cho nguồn nước cần kiểm tra. Nên lấy mẫu nước ở vị trí có dòng chảy ổn định, tránh lấy mẫu ở gần bề mặt hoặc đáy, nơi có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Bình chứa mẫu cần được rửa sạch và tráng kỹ bằng nước cần đo trước khi lấy mẫu.
Không chú ý đến nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của điện cực và độ chính xác của kết quả đo pH. Một số thiết bị đo pH hiện đại được tích hợp tính năng tự động bù trừ nhiệt độ. Nếu sử dụng thiết bị không có tính năng bù trừ nhiệt độ, cần phải sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của mẫu nước, sau đó thực hiện thao tác điều chỉnh nhiệt độ trên thiết bị đo pH trước khi đo.
Sử dụng sai loại điện cực
Có nhiều loại điện cực pH khác nhau, được thiết kế cho từng loại dung dịch cụ thể (nước sạch, nước thải, dung dịch có độ nhớt cao...). Việc sử dụng sai loại điện cực có thể dẫn đến kết quả đo không chính xác hoặc làm hỏng điện cực.
Đọc kết quả đo không chính xác
Cần phải chờ cho đến khi giá trị pH trên thiết bị đo ổn định mới đọc kết quả. Nên thực hiện đo lường nhiều lần (ít nhất là 3 lần) và lấy giá trị trung bình để đảm bảo độ tin cậy.
4. Cách khắc phục các sai lầm và đo độ pH chính xác
Nên hiệu chuẩn thiết bị đo thường xuyên, đặc biệt là trước khi tiến hành đo độ pH của mẫu mới. Việc hiệu chuẩn sẽ đảm bảo thiết bị trả về kết quả chính xác. Dụng cụ để đựng mẫu nước cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng để mẫu nước không bị ảnh hưởng.
Đồng thời. cần chú ý nhiệt độ môi trường nếu sử dụng thiết bị đo không có tính năng bù trừ nhiệt độ tự động. Sử dụng điện cực phù hợp với từng mẫu nước cụ thể. Nên thực hiện đo lường ít nhất 3 lần để đảm bảo kết quả chính xác, đồng nhất.
Với những thông tin Văn Minh vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu rõ về độ pH và cách đo chính xác. Bằng cách nắm vững kiến thức về thang đo pH, lựa chọn phương pháp đo phù hợp và đặc biệt là tránh những sai lầm phổ biến đã nêu, bạn có thể tự tin kiểm soát độ pH của nước một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hiệu suất cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Trụ sở chính: Số 55 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm - Hà Nội
Liên hệ: (+84) 243 9271027 - 9271028 – 9272364
Fax: 043. 8284434
Email: sales-hn@vanminh.com.vn
Website: https://vanminh.com.vn/
Văn Minh chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách.
MỜI QUÝ KHÁCH XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY: