Pipet là gì? Phân loại, cách sử dụng và vệ sinh pipet đúng cách
Trong các phòng thí nghiệm hiện đại ngày nay, việc thao tác với dung dịch yêu cầu độ chính xác cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, pipet đã trở thành một dụng cụ không thể thiếu. Vậy chính xác thì pipet là gì? Hãy cùng Văn Minh tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Pipet là gì?
Pipet là một dụng cụ không thể thiếu trong mỗi phòng xét nghiệm. Pipet được dùng để hút hóa chất, bệnh phẩm, các loại dung dịch… Trong phòng xét nghiệm hiện nay sử dụng nhiều loại pipet khác nhau, nhưng thường dùng nhất là 3 loại pipet sau:
Pipet pasteur
Pipet bán tự động
Pipet tự động
Pipet
2. Các loại pipet phổ biến
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu về độ chính xác, pipet được chia thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây là 3 loại pipet phổ biến nhất hiện nay:
Pipet Pasteur: Được đặt theo tên nhà khoa học nổi tiếng Louis Pasteur, pipet Pasteur là loại pipet đơn giản, thường được làm từ thủy tinh hoặc nhựa, với phần đầu được kéo dài và thu nhỏ. Pipet Pasteur thường được sử dụng trong các thao tác đòi hỏi sự linh hoạt và không yêu cầu độ chính xác cao như chuyển dung dịch giữa các ống nghiệm, lấy mẫu nhanh hoặc thêm dung dịch theo giọt.
Pipet bán tự động: Pipet bán tự động có tên tiếng anh là Micropipet. Dụng cụ có cấu tạo gồm 1 đầu tip micropipette sử dụng 1 lần dùng để tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Khi thao tác, bạn có thể thực hiện vặn núm điều chỉnh để hút dung dịch mà không cần bóp như khi sử dụng pipet thông thường.
Pipet tự động: Pipet tự động hoàn toàn là dụng cụ thí nghiệm cho phép hút thả chất lỏng tự động nhờ được trang bị pin hoặc điện. Pipet này thường có một hoặc nhiều đầu hút cùng lúc nên rất tiện dụng cho mọi nhu cầu sử dụng. Với sự tiện lợi như vậy, pipet tự động được sử dụng nhiều ở các phòng xét nghiệm miễn dịch.
Pipet tự động và bán tự động
3. Cách sử dụng pipet đúng chuẩn
3.1 Cách sử dụng pipet Pasteur
Đầu tiên bạn cần nối một đầu pipet với trợ pipet hoặc quả bóp cao su
Dùng tay bóp nhẹ phần đầu cao su rồi nhúng phần đầu vào dung dịch cần hút. Lúc này, hãy thả tay ra để hút dung dịch lên
Dùng tay bóp nhẹ liên tục để đẩy dung dịch ra một cách nhỏ giọt xuống
Cuối cùng, hãy thực hiện khử trùng rồi bỏ (đối với pipet bằng nhựa) hoặc tiếp tục làm sạch (đối với pipet thủy tinh), kéo đầu hút trở lại và làm kín bằng nhiệt để tái sử dụng pipet
3.2 Cách sử dụng pipet bán tự động
Cách 1: Cách hút xuôi
Phương pháp này sử dụng để hút những dung dịch thông thường hay những dung dịch có độ nhớt thấp bao gồm: dung dịch đệm, nước cất, nước muối, dung dịch acid loãng và base loãng.
Phương pháp này được thực hiện như sau:
Cài đặt thể tích cần lấy
Cắm đầu côn (tip) vào đầu pipet
Cầm pipet dọc theo chiều hút vào của chất lỏng, nếu cầm nghiêng thì lượng chất lỏng hút vào sẽ không chính xác do ảnh hưởng của áp suất thủy tĩnh. Luôn giữ pipet ở tư thế thẳng đứng trong quá trình sử dụng.
Ấn piton từ từ xuống nấc 1 rồi từ từ thả ra để chất lỏng được hút vào trong tip
Ấn piton từ từ xuống nấc 1 rối ấn tiếp xuống nấc 2 để chất lỏng được đẩy hết ra khỏi tip. Nên để đầu tip chạm vào thành bình, ống nghiệm nhận nhưng vẫn phải đảm bảo pipet luôn được giữ ở vị trí thẳng đứng.
Cách 2: Cách hút ngược (Reverse Pipetting)
Khác với phương pháp hút xuôi, Hút ngược được dùng để hút một lượng nhỏ dung dịch và những dung dịch có độ nhớt cao, dung dịch tẩy rửa, và những dung dịch dễ tạo bọt.
Phương pháp này được thực hiện như sau:
Cài đặt thể tích cần lấy
Cắm tip vào đầu pipet
Ấn piton xuống nấc 2
Cắm đầu tip xuống bề mặt chất lỏng, sau đó thả từ từ piton ra để chất lỏng vào trong tip
Nhấc pipet ra khỏi bình chứa, nên chạm tip vào thành bình để loại bỏ dung dịch thừa
Đưa pipet theo chiều thẳng đứng vào bình nhận, ấn piton từ từ xuống nấc 1 để thả dung dịch vào bình nhận. Với phương pháp này một phần chất lỏng vẫn còn sót lại trong pipette tip mà không được thổi hết vào ống nghiệm nhận như phương pháp hút xuôi.
3.3 Cách sử dụng pipet tự động
Cài đặt lượng cần hút.
Lắp đầu côn (tip), có thể lắp nhiều đầu côn vào các vị trí.
Cắm vào dung dịch cần hút, nhấn nút hút lên, máy sẽ tự hút đúng lượng đã cài.
Đặt vào vị trí cần thả dung dịch, nhấn nút, pipet sẽ tự thả dung dịch ra.
Cách sử dụng pipet tự động
4. Vệ sinh và bảo quản pipet
Để pipet luôn hoạt động chính xác và kéo dài tuổi thọ, việc vệ sinh và bảo quản đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết:
Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng: Sau khi sử dụng xong, tháo rời các bộ phận của pipet (nếu có thể) và rửa sạch bằng nước cất hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn hóa chất còn sót lại bằng cách rửa lại nhiều lần với nước cất.
Khử trùng định kỳ: Đối với những loại pipet dùng cho các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao hoặc thao tác với các mẫu dễ bị nhiễm khuẩn, cần thực hiện khử trùng định kỳ bằng cách hấp tiệt trùng hoặc sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng.
Bảo quản pipet: Sau khi vệ sinh và sấy khô hoàn toàn, bảo quản pipet ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Nên treo pipet theo chiều thẳng đứng trên giá đỡ chuyên dụng để tránh làm cong vênh hoặc biến dạng pipet.
Kiểm tra định kỳ: Định kỳ kiểm tra pipet để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng như rò rỉ, tắc nghẽn hoặc piston hoạt động không trơn tru. Việc bảo trì và hiệu chuẩn định kỳ cũng giúp đảm bảo pipet luôn hoạt động chính xác.
Pipet là dụng cụ không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác cho các kết quả nghiên cứu và phân tích. Thông qua bài viết của Văn Minh, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ về các loại pipet, cách sử dụng cũng như cách vệ sinh và bảo quản pipet đúng cách để khai thác tối đa hiệu quả của loại dụng cụ này, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và độ tin cậy cho các thí nghiệm khoa học.
CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Trụ sở chính: Số 55 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm - Hà Nội
Liên hệ: (+84) 243 9271027 - 9271028 – 9272364
Fax: 043. 8284434
Email: sales-hn@vanminh.com.vn
Website: https://vanminh.com.vn/
Văn Minh chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách.
MỜI QUÝ KHÁCH XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY: