Trong phòng thí nghiệm, dụng cụ thủy tinh là vật dụng không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc chứa đựng, pha chế hóa chất và thực hiện các phản ứng hóa học. Việc đảm bảo dụng cụ thủy tinh luôn sạch sẽ là yếu tố tiên quyết để thu được kết quả thí nghiệm chính xác và đáng tin cậy. Vậy cách rửa dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm như thế nào? Hãy cùng Văn Minh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

 

1. Quy trình rửa dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm cơ bản

Bước 1: Loại bỏ tạp chất bám trên dụng cụ

  • Đeo găng tay phù hợp và tránh hít phải hơi dung môi.

  • Dùng khăn giấy thấm một ít este, axeton hoặc dung môi tương tự để lau sạch các tạp chất bám trên dụng cụ.

  • Ngâm dụng cụ trong dung dịch Alconox đậm đặc hoặc chất tẩy rửa khác trong vài phút.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, sạch sẽ để chà rửa dụng cụ. Đảm bảo bàn chải ở trong tình trạng tốt, nếu không bạn hãy thay thế.

Bước 2: Rửa sạch bằng nước máy và nước cất

  • Rửa kỹ dụng cụ bằng nước máy để loại bỏ chất tẩy rửa và tạp chất đã giảm độ “cứng đầu”

  • Rửa lại bằng nước cất để đảm bảo không còn cặn khoáng chất.

  • Nếu nước không loại bỏ hết tạp chất, hãy lặp lại bước ngâm và chà rửa lại lần nữa.

  • Nếu sau hai lần làm sạch mà tạp chất rắn vẫn bám dính hoặc dụng cụ vẫn còn nhờn, bạn cần thực hiện các biện pháp mạnh hơn.

Bước 3: Rửa sạch từng loại dụng cụ

  • Đối với các dụng cụ như bình định mức, cốc, bình, buret và pipet, được dùng để chứa, đựng hóa chất thông thường, chỉ cần rửa ba lần bằng dung môi phù hợp, sau đó là nước máy và cuối cùng là nước cất. Sau đó, úp ngược dụng cụ trên giá cho khô.

  • Đối với phễu Buchner, rửa bằng dung môi thích hợp để loại bỏ cặn bẩn, sau đó rửa sạch bằng vòi nước, nước cất và cuối cùng là sấy khô.

vanminh.com.vn - Quy trình rửa dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm cơ bản

Quy trình rửa dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm cơ bản

 

2. Quy trình rửa dụng cụ thủy tinh đựng hóa chất đặc biệt

2.1 Dụng cụ nhiễm kim loại

Chuẩn bị:

  • Dung dịch axit clohidric (HCl) nồng độ 6 mol/lít (6M).

  • Găng tay bảo hộ chịu hóa chất.

Thực hiện:

  • Dung dịch HCl 6M có tính ăn mòn mạnh, có thể gây bỏng nặng. Nên bạn cần đeo găng tay bảo hộ trước khi thao tác.

  • Ngâm dụng cụ thủy tinh cần làm sạch vào dung dịch HCl 6M cho đến khi các chất bẩn kim loại tan hết.

Vệ sinh:

  • Rửa kỹ dụng cụ bằng nước máy nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn HCl.

Lưu ý: Phương pháp này hiệu quả trong việc loại bỏ kim loại nhưng không loại bỏ dầu mỡ hoặc chất hữu cơ.

2.2 Dụng cụ nhiễm chất hữu cơ

Chuẩn bị:

  • Bồn ngâm.

  • Dung dịch NaOH hoặc KOH bão hòa trong ethanol hoặc methanol.

  • Găng tay butyl (loại găng tay chống hóa chất mạnh).

Thực hiện:

  • Ethanol/methanol dễ bay hơi và dễ cháy.

  • Đeo găng tay butyl trước khi thao tác.

  • Đảm bảo khu vực làm việc thông thoáng và tránh xa nguồn lửa.

  • Đổ dung dịch NaOH/KOH bão hòa vào bồn ngâm.

  • Đặt dụng cụ thủy tinh cần làm sạch vào bồn ngâm, đảm bảo dụng cụ được ngập hoàn toàn trong dung dịch và đặt theo phương thẳng đứng.

  • Ngâm dụng cụ trong vài phút.

Vệ sinh:

  • Cẩn thận lấy dụng cụ ra khỏi bồn ngâm.

  • Rửa kỹ dụng cụ bằng nước máy nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn dung dịch.

  • Nếu dụng cụ chưa sạch hoàn toàn, lặp lại quy trình ngâm hoặc làm sạch theo quy trình chung.

 

3. Bảo quản dụng cụ thủy tinh sau khi vệ sinh

Sau khi đã làm sạch dụng cụ thủy tinh, việc bảo quản đúng cách là vô cùng cần thiết để duy trì độ sạch, kéo dài tuổi thọ và đảm bảo độ chính xác cho các thí nghiệm tiếp theo. Các bước bảo quản dụng cụ thủy tinh sau vệ sinh như sau:

  • Làm khô hoàn toàn: Trước khi cất giữ, hãy đảm bảo dụng cụ thủy tinh đã được làm khô hoàn toàn để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Bạn có thể để khô tự nhiên trên giá, sử dụng tủ sấy chuyên dụng hoặc dùng khí nén để làm khô nhanh hơn.

  • Phân loại và cất giữ: Phân loại dụng cụ theo kích thước, chủng loại và tần suất sử dụng. Đối với những dụng cụ ít dùng, nên bọc bằng giấy mềm hoặc nilon sạch trước khi cất vào tủ/kệ riêng.

  • Vị trí cất giữ: Nên lựa chọn tủ/kệ kín, khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt để bảo quản dụng cụ thủy tinh.

  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra dụng cụ thủy tinh để phát hiện kịp thời những hư hỏng (nứt, vỡ,…) và vệ sinh lại nếu cần thiết.

vanminh.com.vn - Bảo quản dụng cụ thủy tinh

Bảo quản dụng cụ thủy tinh

 

4. Kết luận 

Việc vệ sinh và bảo quản dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và tuân thủ đúng quy trình. Hy vọng rằng, với những chia sẻ chi tiết của Văn Minh về cách rửa dụng cụ thủy tinh, bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng vào thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo an toàn trong môi trường phòng thí nghiệm.

 

CÔNG TY TNHH VĂN MINH

Trụ sở chính: Số 55 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm - Hà Nội

Liên hệ: (+84) 243 9271027 - 9271028 – 9272364

Fax: 043. 8284434

Email: sales-hn@vanminh.com.vn

Website: https://vanminh.com.vn/ 

Văn Minh chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách.

 

MỜI QUÝ KHÁCH XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY: