Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo pH và cách khắc phục
Máy đo pH là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học, sản xuất công nghiệp đến kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt. Việc sử dụng máy đo pH thường xuyên đòi hỏi người dùng phải nắm rõ quy trình vận hành cũng như cách xử lý những sự cố phát sinh để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động chính xác và cho kết quả đo đáng tin cậy. Bài viết này, Văn Minh sẽ phân tích chi tiết những lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo pH, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục và lưu ý quan trọng giúp bạn vận hành thiết bị hiệu quả.
1. Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo pH
Một số lỗi người dùng thường gặp khi sử dụng máy đo pH:
1.1 Sai số lớn
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sai số của kết quả đo pH. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Không hiệu chuẩn máy đo pH thường xuyên: Việc không hiệu chuẩn máy đo pH định kỳ là lỗi phổ biến, khiến kết quả đo không còn chính xác.
Vấn đề về điện cực
Điện cực bị hỏng hoặc lỏng lẻo: Điện cực bị nứt, gãy hoặc lắp đặt lỏng lẻo sẽ cho kết quả đo sai số lớn.
Điện cực bị bẩn: Lớp màng thẩm thấu trên điện cực bị bám bẩn ảnh hưởng đến khả năng đo lường của máy, dẫn đến kết quả không chính xác.
Điện cực không được bảo quản đúng cách: Bảo quản điện cực trong nước cất trong thời gian dài làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến độ chính xác.
Thao tác sử dụng sai: Một số thao tác sai trong quá trình sử dụng, chẳng hạn như lau điện cực bằng khăn giấy, có thể tạo ra tĩnh điện, loại bỏ lớp màng nước trên bóng đèn điện cực hoặc làm xước bề mặt điện cực, dẫn đến kết quả không chính xác.
Lỗi trong quá trình hiệu chuẩn:
Sử dụng dung dịch đệm cũ hoặc bị nhiễm bẩn: Dung dịch chuẩn độ dễ bị nhiễm bẩn từ CO2 trong không khí. Nên sử dụng dung dịch đệm pH 10.01 trong vòng 1-2 tuần sau khi mở nắp chai, và dung dịch đệm pH 4.01 và pH 7.01 trong vòng 4-8 tuần.
Quy trình hiệu chuẩn thiếu sót: Không rửa điện cực bằng nước cất giữa các dung dịch đệm.
Nhiệt độ hiệu chuẩn không đồng nhất: Không hiệu chuẩn ở cùng nhiệt độ với mẫu.
Nhiễu điện từ môi trường xung quanh: Tiếng ồn từ các thiết bị điện tử như bộ chỉnh lưu, động cơ, máy bơm hoặc chấn lưu gây nhiễu cho mạch đo trở kháng cao của máy đo pH, dẫn đến kết quả đo bị sai lệch.
Lỗi sai số lớn
1.2 Màn hình hiển thị lỗi
Màn hình máy đo pH có thể gặp một số vấn đề hiển thị như nhấp nháy hoặc không sáng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Độ ẩm: Máy đo pH bị ngâm nước hoặc để trong môi trường ẩm ướt quá lâu có thể khiến các mạch điện tử bên trong bị ảnh hưởng, dẫn đến màn hình bị nhấp nháy.
Pin yếu: Màn hình không hiển thị có thể do pin của máy đã hết.
Lỗi màn hình hiển thị
1.3 Máy không đo được
Máy đo pH có thể gặp phải tình trạng không đo được giá trị pH. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Lỗi kết nối: Dây kết nối giữa điện cực và máy đo bị lỏng hoặc chưa được cắm chặt có thể làm gián đoạn việc truyền tín hiệu, khiến máy không đo được.
Không tương thích điện cực: Mỗi máy đo pH thường được thiết kế để hoạt động với một loại điện cực cụ thể. Sử dụng sai loại điện cực có thể khiến máy không đo được.
Điện cực bám bẩn: Lớp bẩn tích tụ trên bề mặt điện cực có thể cản trở quá trình đo lường, dẫn đến kết quả không chính xác hoặc thậm chí là máy không đo được.
Lỗi máy không đo được
1.4 Lỗi khác
Nút bấm bị kẹt: Sử dụng cọ mềm để loại bỏ bụi bẩn khỏi các khe rãnh của nút bấm. Nếu nút bấm vẫn không hoạt động, có thể cần phải thay thế.
Màn hình hiển thị số nhảy liên tục: Nguyên nhân có thể do đầu đo bị bẩn. Dùng giấy lau nhẹ để làm sạch đầu đo. Đồng thời khi đo bạn phải đảm bảo đầu đo được cắm đủ sâu vào mẫu để có kết quả đo ổn định.
2. Cách khắc phục lỗi máy đo pH
Một số cách khắc phục lỗi máy đo pH
2.1 Kiểm tra và hiệu chỉnh lại máy
Dụng cụ cần chuẩn bị để hiệu chỉnh máy: dung dịch chuẩn độ pH (thường là dung dịch đệm pH 4.01, 7.01 và 10.01), cốc đong thí nghiệm, nước cất hoặc nước khử ion, khăn giấy chuyên dụng
Việc hiệu chuẩn sẽ gồm các bước như sau:
Nhẹ nhàng rửa sạch điện cực bằng nước cất hoặc nước khử ion. Sau đó, thấm khô bằng giấy mềm chuyên dụng cho điện cực.
Cho một lượng vừa đủ dung dịch chuẩn độ pH 4.01 vào cốc sạch.
Bật máy đo pH.
Nhúng đầu điện cực vào dung dịch đệm pH 4.01.
Nhúng đầu điện cực vào dung dịch đệm
Chờ cho đến khi giá trị pH hiển thị trên màn hình ổn định. Sử dụng nút hiệu chỉnh trên máy đo để điều chỉnh giá trị hiển thị về chính xác 4.01.
Lặp lại các bước trên với dung dịch đệm pH 10.01 và 7.01.
2.2 Vệ sinh máy và điện cực
Tần suất vệ sinh điện cực pH phụ thuộc vào loại mẫu bạn thường xuyên đo. Sử dụng dung dịch vệ sinh tương thích với chất bẩn bám trên điện cực là tốt nhất.
Các dung dịch vệ sinh thích hợp cho từng loại mẫu như sau:
Chất bẩn hữu cơ như dầu mỡ, chất béo: Sử dụng dung dịch tẩy rửa có hoạt chất bề mặt không ion hoặc methanol để làm sạch.
Protein (ví dụ như thực phẩm): Sử dụng dung dịch pepsin có tính axit để làm sạch.
Chất khoáng bám cặn: Sử dụng dung dịch có tính axit để làm sạch.
Các bước vệ sinh cơ bản:
Làm sạch: Lựa chọn dung dịch làm sạch phù hợp với loại chất bẩn bám trên điện cực theo hướng dẫn trên. Tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết thêm thông tin chi tiết về loại dung dịch vệ sinh phù hợp với điện cực của bạn. Xịt dung dịch vệ sinh lên điện cực đến khi các mảng bám biến mất.
Rửa: Sau khi làm sạch bằng dung dịch chuyên dụng, rửa kỹ điện cực bằng nước khử ion.
Bảo quản: Bảo quản điện cực trong dung dịch bảo quản điện cực khi không sử dụng.
2.3 Liên hệ bảo hành hoặc sửa chữa
Sau khi làm các bước trên nếu máy đo pH vẫn không hoạt động tốt. Lúc này, việc liên hệ với đơn vị bảo hành hoặc các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp là giải pháp tối ưu. Bạn không nên tự ý thay thế linh kiện có thể làm ảnh hưởng các chức năng khác của máy.
Liên hệ bảo hành hoặc sửa chữa
3. Lưu ý khi sử dụng máy đo pH
Để đảm bảo máy đo pH hoạt động chính xác và cho kết quả đo đáng tin cậy, bạn cần thực hiện một số công việc bảo trì định kỳ. Đầu tiên, cần hiệu chỉnh máy thường xuyên bằng dung dịch chuẩn có giá trị pH đã biết. Việc hiệu chuẩn này giúp đảm bảo máy đo hoạt động chính xác và đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, điện cực của máy đo, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dung dịch cần đo, nên được vệ sinh thường xuyên. Điện cực bẩn có thể dẫn đến kết quả đo không chính xác. Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho điện cực và bảo quản điện cực đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của điện cực.
Cuối cùng, khi hiệu chuẩn máy, hãy lựa chọn dung dịch chuẩn độ có giá trị pH phù hợp với thang đo của máy và đảm bảo dung dịch còn hạn sử dụng.
4. Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết của Văn Minh, bạn sẽ hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo pH, giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và đảm bảo kết quả đo luôn chính xác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý bảo quản máy đo pH ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu cho thiết bị.
CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Trụ sở chính: Số 55 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm - Hà Nội
Liên hệ: (+84) 243 9271027 - 9271028 – 9272364
Fax: 043. 8284434
Email: sales-hn@vanminh.com.vn
Website: https://vanminh.com.vn/
Văn Minh chân thành cảm ơn và rất hân hạnh được phục vụ Quý Khách.
MỜI QUÝ KHÁCH XEM THÊM CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY: